Bản quyền và những tranh cãi Báo_điện_tử

Tại các nước có luật báo chí rõ ràng thì báo trực tuyến phải tuân thủ pháp luật, chẳng hạn như luật về tội phỉ báng, sự riêng tư, bản quyền,...[4]. Tại Việt Nam luật còn thiếu các điểm cụ thể, nên xuất hiện vi phạm bản quyền tràn lan, tung nội dung độc hại, và các tranh cãi, đên mức trong vụ "Nước mắm chứa asen 2016" có người đã phải dùng đến từ "truyền thông bất lương" [5].

Một tranh cãi bản quyền đáng chú ý là ngày 7/3/2013, báo Năng lượng Mới và trang tin điện tử petrotimes.vn đã có công văn yêu cầu Baomoi chấm dứt vi phạm bản quyền, qua việc sử dụng tin bài không xin phép. Theo thông báo của báo Năng lượng Mới, hiện nay có một số website công khai lấy tin bài của báo điện tử khác, trong đó có Baomoi, và việc tự động lấy lại tin bài và kinh doanh là "ăn cắp" chất xám của các cơ quan báo chí, vi phạm nghiêm trọng về bản quyền. Bản thân Năng lượng Mới đã bị Baomoi khai thác khoảng 10.000 tin bài (trên phiên bản điện tử Petrotimes). Do đó, tờ báo này đã có văn bản yêu cầu Baomoi từ ngày 7/03/2013 phải chấm dứt việc lấy thông tin và kinh doanh bằng thông tin của tờ báo này dưới bất kỳ hình thức nào.

Baomoi là một website tổng hợp thông tin tiếng Việt thuộc Công ty cổ phần công nghệ EPI, được cấp phép hoạt động theo giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 13/01/2012. Mỗi ngày trang này tổng hợp, phân loại khoảng 3.500 tin tức từ 60 nguồn chính thức của các báo điện tử và trang tin điện tử VN. Theo quy định của Bộ Thông tin - truyền thông, giấy phép này cho phép tổng hợp thông tin từ các báo nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của các báo. Tuy nhiên trên thực tế, VnExpress, Dân Trí, Năng lượng Mới... chưa có bất cứ một văn bản nào đồng ý cho phép trang này khai thác lại thông tin [6].

Liên quan